top of page
  • Writer's picturePhạm Tuyền

Bệnh tổ đỉa và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Bệnh tổ đỉa là nỗi ám ảnh với nhiều người khi các dấu hiệu tổ đỉa bàn tay, bàn chân tái phát liên tục gây ngứa ngáy, khó chịu, da trở nên sần sùi, bong tróc mất thẩm mỹ. Nhận biết sớm triệu chứng, xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị tổ đỉa phù hợp sẽ giúp bạn giải thoát được nỗi ám ảnh mà bệnh gây ra.


Bệnh tổ đỉa là gì và đối tượng nào dễ mắc nhất?

Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da, với biểu hiện bên ngoài đặc trưng nhất là nổi mụn nước ngứa và nằm sâu dưới da. Bệnh khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm khiến khổ chủ vô cùng khó chịu, ám ảnh.


Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Các biểu hiện tổ đỉa thường chỉ xuất hiện tại bàn tay, bàn chân, rìa các ngón chân. Ai cũng có nguy cơ mắc tổ đỉa bàn tay, bàn chân không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc nhất là người có tiền sử dị ứng cơ địa, công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, kim loại, dầu mỡ…


Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa khó xác định rõ ràng

Hiện nay, nguyên nhân gây tổ đỉa vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu bệnh có liên quan đến những yếu tố sau:


Cơ địa dị ứng: Trên 50% số trường hợp bị tổ đỉa có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa, da nhạy cảm, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng…


Do di truyền: Những người có người thân, bố, mẹ trong gia đình bị tổ đỉa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.


Tiếp xúc với hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhựa, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, dầu mỡ, đồ ăn… không có đồ bảo hộ là nguyên nhân tổ đỉa tìm đến bạn.


Tinh thần căng thẳng: Thường xuyên bị căng thẳng, stress, sang chấn tâm lý, áp lực tinh thần và thể chất cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tổ đỉa.


Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc tránh thai… ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tổ đỉa.


Nguyên nhân bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa không rõ ràng

Tổ đỉa tiến triển dai dẳng, hay tái phát và biến chứng nguy hiểm

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, tổ đỉa được xem như 1 dạng chàm (eczema). Điểm khác biệt giữa tổ đỉa và eczema là tổ đỉa thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và phần rìa các ngón chân, mụn nước do tổ đỉa thường có kích thước từ 1 – 3 mm, nằm sâu dưới da, chắc, khó vỡ.


Tổ đỉa và eczema đều gây ra những cơn ngứa từ âm ỉ đến dữ dội nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra những mối nguy hiểm sau:


Nguy cơ bội nhiễm da: Phản ứng ngứa – gãi tự nhiên của cơ thể khiến các đám mụn tổ đỉa bị vỡ, trầy xước, nhiễm khuẩn, sưng tấy, nổi hạch, sốt. Đặc biệt, nỗi sợ lớn nhất của người bệnh là các đám da tổ đỉa có nguy cơ bị bội nhiễm dẫn đến tổn thương, mụn mủ khó lành, viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết…


Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý: Tổ đỉa tái phát nhiều lần khiến da dày lên, sần sùi, đổi màu, bong tróc, hỏng móng gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, cảm giác đau, ngứa dữ dội khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, tự ti trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.


Tổ đỉa tái phát dai dẳng: Tổ đỉa còn nguy hiểm ở chỗ khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, tái phát theo chu kỳ, lần sau nặng hơn và khó điều trị hơn lần trước, dễ biến chứng mạn tính, khó điều trị dứt điểm.


Biến chứng bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa tái phát dai dẳng và biến chứng nguy hiểm

Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa cần đảm bảo hiệu quả và an toàn

Hiện nay có rất nhiều các cách điều trị tổ đỉa khác nhau, từ các mẹo dân gian truyền miệng đến thuốc Tây hiện đại, thuốc Đông y lành tính. Tuy nhiên, chữa tổ đỉa an toàn và hiệu quả còn phụ thuộc vào phương pháp ấy có phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh hay không.


Dưới đây là một số cách chữa tổ đỉa cùng ưu, nhược điểm của từng phương pháp sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp, xua tan nỗi ám ảnh mang tên tổ đỉa hiệu quả và an toàn.


Mẹo chữa bệnh tổ đỉa xoa dịu cơn ngứa ngoài da

Thói quen của rất nhiều người bệnh là tìm đến các bài thuốc dân gian từ thảo dược dễ tìm được truyền miệng như:


Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước và thêm 1 thìa phèn chua. Dùng nước này để ngâm vùng da bị tổ đỉa, thực hiện 2 lần/ tuần.

Chữa tổ đỉa bằng lá đào: Rửa sạch 1 nắm lá đào tươi, giã nát đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần trong 1 tuần cảm giác ngứa sẽ giảm.

Chữa tổ đỉa bằng muối: Rang nóng muối trong 5 phút, giã nhỏ, muối còn ấm từ xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Hoặc có thể pha muối với nước ấm để ngâm ngoài da giúp kháng khuẩn, giảm ngứa.

Ưu điểm: Giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngứa ngoài da do tổ đỉa, sát khuẩn ngoài da nếu thực hiện đúng cách.


Nhược điểm: Chỉ có làm giảm nhẹ cảm giác ngứa chứ không có nhiều tác dụng điều trị. Trường hợp tùy tiện áp dụng sai cách có thể gây biến chứng bội nhiễm, tổn thương da, khó khăn trong điều trị.

2 views0 comments

Recent Posts

See All

Top thuốc tăng kích thước dương vật tốt nhất

Để cải thiện kích thước của cậu nhỏ 1 cách an toàn, phổ biến phái mạnh chọn lựa những mặt hàng thuốc tăng kích thước dương vật được Bộ Y tế cấp phép. Ngoài cải thiện kích thước, những cái thuốc này cò

bottom of page